KIẾN THỨC CHI TIẾT GỖ MUN ĐUÔI CÔNG. Gỗ mun đuôi công là một loài thực vật có hoa trong họ Thị, được phát hiện và mô tả lần đầu tiên trong khoa học vào năm 1873. Đây là loài cây đặc hữu tây châu Phi, phân bố chủ yếu ở Cameroon, cộng hòa Trung Phi, Congo, Nigeria. Tên thường gọi là mun Gabon, mun châu Phi, mun Tây Phi, gỗ mun Benin.
Tại Việt Nam, loại gỗ này thường được gọi là mun đuôi công bởi các vân gỗ có màu xanh đen xen kẽ vàng nhạt độc đáo, các mắt gỗ đặc biệt giống như những đôi mắt trên đuôi của chim công.
Đặc điểm của gỗ mun đuôi công
Gỗ có màu đen đặc trưng của họ Diospyros (họ Thị), được sử dụng rộng rãi từ thời Ai Cập cổ đại. Gỗ có độ cứng tốt, độ bền ổn định, lỗ chân lông rất mịn, có độ bóng màu cao. Gỗ thường được dùng để tạo ra các sản phẩm điêu khắc, chạm khắc, tay cầm, tay nắm cửa, bàn ghế, quân cờ…
Gỗ nặng, cứng, có khả năng chống nấm, mọt khô và mối mọt tốt.
Gỗ khó cưa, khó gia công, có thể bị xỉn màu nếu khâu chế tác không đảm bảo chất lượng.
Mật độ khối gỗ 900 – 1010kg/m3, độ ẩm thông thường 12%.
Ưu điểm của gỗ mun đuôi công
Gỗ có nguồn cung lớn nên giá thành rẻ, không pha trộn gỗ tạp giống như các loại gỗ tự nhiên khác.
Gỗ có màu sắc đẹp, tính thẩm mỹ cao.
Độ bền đảm bảo, tuổi thọ từ 20 – 30 năm.
Tấm gỗ lớn, tom gỗ dày có thể chế tác được nhiều loại nội thất khác nhau.
Thích ứng tốt với khí hậu nóng ẩm gió mùa tại Việt Nam.
Nhược điểm của gỗ mun đuôi công
Tom gỗ to và thô nên cần xử lý kỹ lưỡng để đảm bảo chất lượng.
Gỗ có nhiều nhựa bên trong cần phơi khô trong thời gian dài để loại bỏ hoàn toàn.
KIẾN THỨC CHI TIẾT GỖ MUN ĐUÔI CÔNG